Luận cứ Luận_cứ_mục_đích

Tuy được phát biểu dưới nhiều dạng, nhưng luận cứ cơ bản có thể được phát biểu như sau:

  1. X quá (phức tạp, có trật tự, thích nghi, có vẻ có mục đích, và/hoặc đẹp) để có thể đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên hoặc tình cờ.
  2. Do đó, X chắc chắn đã phải được tạo ra bởi một thực thể (có tri giác, thông minh, uyên bác, và/hoặc có mục đích).
  3. Chúa trời là thực thể (có tri giác, thông minh, uyên bác, và/hoặc có mục đích) đó.
  4. Do đó, Chúa trời tồn tại.

Hoặc, đối với 2, 3 và 4, nhiều hơn một thực thể (có tri giác, thông minh, uyên bác, và/hoặc có mục đích) hẳn đã tạo ra X; do đó tồn tại nhiều hơn một đấng sáng tạo (nghĩa là các nam thần và nữ thần. xem: Thuyết đa thần).

X thường đại diện cho vũ trụ; quá trình tiến hóa, loài người; một loài vật nào đó; hay một cơ quan cụ thể nào đó chẳng hạn mắt hoặc một khả năng chẳng hạn khă năng ngôn ngữ của con người. X còn có thể đại diện cho các hằng số cơ bản của vũ trụ, chẳng hạn các hằng số vật lý và các định luật vật lý. Đôi khi, luận cứ này còn được dựa trên nguyên lý vị nhân rằng các hằng số này có vẻ như đã được điều chỉnh (fine-tuned universe) một cách đặc biệt để tạo điều kiện cho sự sống có trí tuệ có thể tiến hóa.

Một số phiên bản của luận cứ này có thể thay thế Chúa trời bằng một đấng tạo hóa kém hơn, một số vị thần, hoặc thậm chí cả sinh vật hành tinh khác trong vai trò nguyên nhân cho các hiện tượng thiên nhiên, mặc dù việc tái áp dụng luận cứ này có thể vẫn hàm ý một nguyên nhân tối thượng (ultimate cause - luận cứ về nguyên nhân đầu tiên). Tuy nhiên, hầu hết các hình thức kinh điển của luận cứ này có quan hệ với thuyết độc thần. Và một số dạng luận cứ mục đích còn cố ý để mở hoàn toàn câu hỏi về các thuộc tính của "nhà thiết kế" được giả thiết. Ví dụ, năm 1908, G.K. Chesterton đã đưa ra một luận cứ mục đích rất chuẩn xác và dị thường như sau: "Một con voi có vòi là chuyện lạ, nhưng khi con voi nào cũng có vòi thì như thể mọi chuyện đã được vạch sẵn từ trước" (So one elephant having a trunk was odd; but all elephants having trunks looked like a plot).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Luận_cứ_mục_đích http://www.princeton.edu/~grosen/puc/phi203/design... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC187644... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17494747 //dx.doi.org/10.1073%2Fpnas.0701505104 http://www.jstor.org/stable/23334140 http://www.pnas.org/content/104/suppl_1/8669.full.... //www.worldcat.org/oclc/55413853 http://darwin-online.org.uk/content/frameset?itemI... https://books.google.be/books?id=Zp5pAgAAQBAJ https://books.google.be/books?id=mpZGqo7qrTkC